Thực hiện các giải pháp góp phần phát triển cà phê bền vững, thân thiện môi trường, thời gian gần đây, nhiều nông dân ở tỉnh Đắk Lắk đã thu thập, nhân nuôi loại kiến vàng để phòng, chống các loại sinh vật gây hại như: sâu đục thân, rầy, rệp sáp… trên cây cà phê. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí đầu vào, mà còn mang lại những hiệu quả khá toàn diện trong việc bảo vệ môi trường và giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

 

Là một trong những người tiên phong sản xuất cà phê hữu cơ ở tỉnh Đắk Lắk, việc làm thế nào giữ được vườn cây khỏe mạnh, sạch bệnh, năng suất ổn định khi không dùng thuốc hóa học là điều ông Vương luôn trăn trở. Năm 2023, ông tham gia thực hiện mô hình “Ứng dụng biện pháp sinh học sử dụng kiến vàng trong phòng, chống sinh vật gây hại cây cà phê tại một số tỉnh Tây Nguyên” do Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung (Cục Bảo vệ thực vật) triển khai và đã mang lại hiệu quả rất tốt.

Kiến vàng có khả năng kiểm soát hơn 50 loài côn trùng gây hại trên cây trồng nhiệt đới và cây lâm nghiệp… Do đó, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đã xây dựng các mô hình nghiên cứu sử dụng kiến vàng làm tác nhân kiểm soát sinh học hiệu quả trong phòng trừ sâu hại nhằm hướng đến sản xuất hiệu quả, an toàn và bền vững tại các tỉnh Tây guyên.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, trong nhiều trường hợp, kiến vàng có hiệu quả trong việc kiểm soát côn trùng gây hại hơn cả thuốc trừ sâu hóa học thông thường. Đây cũng là phương pháp kiểm soát thay thế thân thiện với môi trường và là giải pháp cho nền nông nghiệp sinh thái, đa giá trị sẽ được nhân rộng đến bà con nông dân, không chỉ trên cây cà phê mà còn ở các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trong thời gian tới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Djuang Niê – Việt Bảo

Trích nguồn: https://baomoi.com/phat-trien-san-xuat-xanh-nuoi-kien-vang-lam-thien-dich-c48775068.epi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.